Story-Telling trong chiến dịch “I hate Thailan”

Story-Telling trong chiến dịch “I hate Thailan”

Sẽ chẳng lấy làm lạ với những video quảng cáo ngắn thấm đẫm tính nhân văn đến từ Thái Lan được lan truyền rộng rãi. Những video này một cách trực tiếp hoặc gián tiếp được kèm theo những câu chuyện lắng đọng ý nghĩa, lấy đi nhiều sự đồng cảm của người đọc. Marketers của Thái Lan đang làm rất tốt cho việc thay thế những content nhàm chán bằng cách sử dụng nghệ thuật Story-Telling.

Năm 2014, cũng chính bằng phương thức nghệ thuật Story-Telling mà Thái Lan từ một đất nước đầy bạo động đã lấy lại được cảm tình từ khách du lịch bằng chiến dịch “I Hate Thailan”. Mở đầu video là lời tự sự của James – một vị khách ngoại quốc du lịch bị mất hết giấy tờ, tiền mặt sau một đêm say xỉn. Anh ta cau có, bực tức với tất cả mọi người cũng như đất nước này. Thế nhưng, những người dân địa phương lại giúp đỡ anh có chỗ ăn chỗ ở, dạy anh cách thích nghi cuộc sống nơi đây.Dần dần, James đã quen với cuộc sống và con người Thái Lan, thậm chí anh còn trở thành thầy giáo dạy Tiếng Anh cho trẻ em địa phương. Cuối cùng, James đã được một người dân hoàn trả túi xách từ những con khỉ – thủ phạm đánh cắp túi xách của anh. Bởi tình cảm và sự chân thành của những người dân, James đã quyết định ở lại Thái Lan thêm 2 năm nữa.

Storytelling With Data – Kể Chuyện Thông Qua Dữ Liệu: Cuốn Cẩm Nang Hướng Dẫn Trực Quan Hóa Dữ Liệu

Đoạn video tính đến thời điểm hiện tại đã đạt 4,3 triệu lượt xem trên Youtube và hàng trăm nghìn lượt share trên Facebook và Twitter. Chiến dịch “I Hate Thailand” đã mang lại hiệu quả bất ngờ, không chỉ quảng bá được hình ảnh một đất nước Thái Lan xinh đẹp và thân thiện ra khắp Thế giới mà còn tăng lượt khách du lịch đến Thái Lan một cách kỉ lục! Tháng 1/2015, ngành du lịch Thái Lan đón 2,65 triệu lượt khách du lịch đạt 120 tỷ Bath, tăng 17,69% với cùng kỳ năm 2014.

Từ một chiến dịch nhằm quảng bá cho ngành du lịch Thái Lan, video đã mang cho khán giả những cung bậc cảm xúc từ phẫn nộ, tức giận rồi vui vẻ, ngọt ngào cho đến cảm động và bài học về niềm tin giữa con người với con người, về cách ta đối mặt với khó khăn trong cuộc sống. “I Hate Thailand” là một minh chứng sáng giá cho việc không cần khoản đầu tư tốn kém cho các chiến dịch quảng cáo, hãy xây dựng cho thương hiệu của mình thông qua việc kể những câu chuyện đầy ý nghĩa tạo nên hồn của thương hiệu. Video dù có có khép lại với hình ảnh quảng cáo về sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ thì cũng không hề gây khó chịu đối với người xem. Sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu dù chỉ xuất hiện ở vài giây cuối cùng nhưng vẫn ghi lại dấu ấn trong lòng người xem, khiến họ có cái nhìn gần gũi hơn đối với sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu đó. Đây chính là chìa khóa thành công cho những người đang làm quảng cáo.

Đã đến lúc, các bạn – những người làm về content marketing, từ bỏ những công thức nhàm chán và khô khan để tiếp cận khách hàng một cách ấn tượng lâu dài, tạo ra được kết nối cảm xúc với khách hàng như cách mà quảng cáo Thái Lan nói riêng, Thế giới nói chung đang làm.

Nếu bạn vẫn còn đang mơ hồ về khái niệm Story-Telling và cách áp dụng phương thức này trong Content Marketing, bạn có thể tìm đọc “Content Hay Nói Thay Nước Bọt”- cuốn sách mang trong mình công thức bí mật để có câu chuyện hấp dẫn và hay ho nhất!

Ngọc Anh

MUA SÁCH VỀ : Storytelling With Data – Kể Chuyện Thông Qua Dữ Liệu: Cuốn Cẩm Nang Hướng Dẫn Trực Quan Hóa Dữ Liệu

Bài viết liên quan