Marketing Plan – Bước chạy đà hoàn hảo cho Marketer trong lập kế hoạch Marketing

Nói về kế hoạch Marketing thì có rất nhiều cuốn sách viết về việc lập kế hoạch Marketing tuy nhiên mình chưa được ưng ý lắm. Đối với quan điểm của người xuất phát không học về kế hoạch Marketing như mình thì cần một cuốn sách chi tiết, dễ hiểu, dễ áp dụng khi lập kế hoạch Marketing và cuốn “Marketing Plan Bản phác thảo kế hoạch Marketing” chính là cuốn sách mình đang tìm kiếm.

I, Hiểu hơn về kế hoạch Marketing 

” Marketing hỗ trợ đắc lực cho việc bán hàng, nó gây tác động tới hành vi của 75% khách hàng tiềm năng và có đến 60% lượng khách hàng tìm đến mua hàng là nhờ Marketing. Và việc lập kế hoạch sau đó thực thi kế hoạch Marketing một cách hoàn hảo chính là yếu tố then chốt, nền tảng quan trọng để có kết quả tốt về mặt doanh thu và lợi nhuận”.

Đó là một trong những tầm quan trọng của việc phải lập kế hoạch Marketing vì kế hoạch Marketing là một phần của kế hoạch kinh doanh, nếu kế hoạch Marketing tốt, khách hàng biết và yêu thích thương hiệu của bạn, bạn sẽ bán được hàng, chốt sale được còn nếu không thì kết quả sẽ ngược lại.

Kế hoạch Marketing là gì? ” … là một tài liệu bằng văn bản mô tả về những nỗ lực truyền thông, quảng cáo của bạn trong năm tới. Nó bao gồm mô tả tình hình truyền thông quảng cáo hiện tại, xác định thị trường mục tiêu, định vị thương hiệu của bạn và những mô tả về chiến lược, chiến thuật marketing mà bạn dự định dùng để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình.”

Cuốn sách Marketing Plan viết đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với người mới bắt đầu

– Việc lập kế hoạch Marketing có cần thiết hay không?
Câu trả lời là có, dẫu lập kế hoạch là việc không đơn giản , tốn nhiều sức lực, thời gian và nguồn lực. Song, nếu bạn tù mù không biết đi đâu như Alice đi vào xứ sở thần tiên và được hỏi nhưng không biết muốn đi đâu, điều đó đồng nghĩa với bạn đi trong sương mù và không biết kết quả công việc Marketing mình làm sẽ dẫn mình đến đâu, nhằm mục đích gì, nó tệ hại như vậy đó.

2, Phác hoạ chung về bản kế hoạch Marketing.
Theo cuốn sách thì 1 bản kế hoạch Marketing bao gồm những nội dung sau:
– Objectives: là đích đến mà doanh nghiệp và chính bạn cần đạt được. Một là làm thương hiệu, 2 là bán hàng, vậy đâu là mục tiêu khi doanh nghiệp của bạn làm Marketing?

– Goals: Tiêu chí cụ thể theo từng con số cần đạt. Bạn sẽ phải cụ thể hoá con số cần đạt ra như: lượt mua hàng, doanh số bán hàng, % thị phần…
– Target: Khách hàng mục tiêu của bạn, họ là ai?
– Concept: Thông điệp nào bạn cần truyền tải đến khách hàng, thu hút sự chú ý của họ và kích thích họ mua hàng
– Strategies & Tactics: Con đường mà bạn sẽ chinh phục mục tiêu , chiến lược đó sẽ liên quan đến 4P
– Channels : Các kênh truyền thông bạn sẽ thực hiện, có thể là của bạn, có thể thuê ngoài, có thể hợp tác cùng đối tác…
– Budget: Ngân sách, chắc chắn rôi, bạn sẽ phân bổ ngân sách chi cho chiến dịch truyền thông ra sao.
Trên đây là những yếu tố chính nên có trong một bản kể hoạch Marketing. Bạn cũng có thể tuỳ ý thêm vào các yếu tố khác nữa để hoàn chỉnh một bản kế hoạch Marketing.

II/ Kế hoạch Marketing 
– Các đích đến, mục tiêu và tiêu chí cần đạt
+ Branding Campain : 
“Thương hiệu được xem là tài sản vô cùng quý giá của doanh nghiệp, nó sẵn sàng đứng ngang hàng với toàn bộ dây chuyền máy móc thiết bị trong công ty sản xuất…. Xây dựng thương hiệu mạnh sẽ là cái cớ giúp nhân viên bán hàng thuyết phục người mua dễ dàng hơn và cũng là yếu tố quyết định người tiêu dùng trung thành với sản phẩm, dịch vụ của bạn hay không? ”

Một số loại chiến dịch liên quan đến xây dựng và quảng bá thương hiệu là:
+ Chiến dịch ra mắt thương hiệu
+ Chiến dịch trải nghiệm, kích hoạt thương hiệu
+ Chiến dịch nhận thức thương hiệu
+ Chiến dịch PR
+ IBC Campain (chiến dịch truyền thông thương hiệu tích hợp)

Đó là các chiến dịch liên quan đến xây dựng và quảng bá thương hiệu có bao gồm các ví dụ và hình ảnh dễ hiểu, bạn có thể tham khảo thêm khi mua sách.

– Một số loại hình chiến dịch Performance:
+ Chiến dịch ra mắt sản phẩm
+ Chiến dịch trải nghiệm, kích hoạt thương hiệu
+ Chiến dịch Flash Sale
+ Chiến dịch Promotion
+ IMC Campain (truyền thông quảng cáo tích hợp)
Và còn có các chiến dịch khác nữa sẽ được đề cập cụ thể trong cuốn sách này.

2, Mô hình SMART trong xác định mục tiêu

S- Specific: mục tiêu chiến dịch của bạn nên cụ thể
M- Measurable: chiến dịch của bạn nên đo lường được
A – Attainable : Mục tiêu chiến dịch của bạn nên khả thi, có thể đạt được
R – Relevant: Mục tiêu cần liên quan đến chiến lược
T: Time bound: Nên biết các mục tiêu ra sao để kiểm soát sau bao lâu sẽ đạt được mục tiêu.

2, Chương 2 : Lựa chọn thị trường mục tiêu
– Phân tích thị trường 
Có 2 nguồn cấp dữ liệu bạn sẽ quan tâm : Nguồn dữ liệu sơ cấp: là những thông tin gốc được thu thập và xử lý theo mục đích nhất định. Nguồn dữ liệu thứ cấp; là thông tin có sẵn trong báo cáo, tài liệu nào đó được thu thập cho múc đích mà người dùng đang cần.

– Phân tích đối thủ:Bạn nên tập trung phân tích đối thủ theo các nội dung sau:
Tên đối thủ
Sản phẩm
Các thông tin liên quan đến Brand như : Slogan, Tagline, positioning, tính cách thương hiệu, hình mẫu thương hiệu, màu sắc thương hiệu, sản phẩm
giá
Kênh phân phối
Chiến dịch truyền thông…

Việc phân tích đối thủ là việc rất quan trọng giúp bạn phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu, những gì có thể học được từ đối thủ và việc bạn đang nắm giữ thị phần trên thị trường là bao nhiêu….

– Phân tích bản thân:
+ Mô hình PEST : Xét các yếu tố P – chính trị, E – kinh tế, S – Social , T – Technologies có ảnh hưởng đến foanh nghiệp như thế nào?
+ Ma trận BOSTON : Gồm dấu hỏi, ngôi sao, bò sữa, con chó là ma trận giúp bạn phân tích sản phẩm theo hướng tăng trưởng và thị phần để tìm ra sản phẩm nào tốt.
+ Mô hình SWOT : đây là mô hình quá quen thuộc phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ khi xem xét một doanh nghiệp.

– Phân tích khách hàng:
có 4 nhóm khách hàng bạn nên phân ra
+ Nhóm 1 : Chê trách, chỉ trích
+ Nhóm 2: Không lợi nhuận
+ Nhóm 3: Có lợi nhuận
+ Nhóm 4: Khen ngợi, động viên
Việc phân tích chân dung khách hàng rõ rệt, chi tiết sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và tìm ra đối tượng khách hàng mình cần phục vụ.

– Thị trường mục tiêu
Hay còn gọi là khách hàng mục tiêu. Là đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến.
Một số các thông tin về chân dung khách hàng mà doanh nghiệp nên nghiên cứu:
– Họ tên
– Tuổi
– giới tính
– Tình trạng hôn nhân
– Thông tin liên hệ: địa chỉ, SĐT, email
– Tình trạng con cái
…. Mong muốn khi mua và SD sản phẩm, dịch vụ

Bạn có thể tìm thấy họ ở đâu?
– Khách hàng mục tiêu của bạn đang sống ở khu vực nào ?
– Họ đang dùng mạng xã hội nào ?
– Kênh truyền thông nào họ quan tâm?
– Họ hay tương tác ở đâu?
– Họ thường đến, họ thường ghé nơi nào?

….

và còn rất nhiều câu hỏi sẽ giúp bạn phân tích cụ thể chân dung khách hàng của mình, thông tin càng chi tiết, bạn càng hiểu rõ mình đang tiếp cận, bán hàng cho ai và phải làm gì để đi những bước tiếp theo trong quá trình Marketing.

* : Đánh vào thị trường ngách: hãy trở thành “con cá lớn trong cái ao nhỏ” là điều bạn có thể áp dụng khi đầu tư vào thị trường mục tiêu của mình, hãy tận dụng những thị trường nhỏ, bạn không thể “ôm” thị trường lớn khi lực bạn không đủ mạnh được.

III/ Xây dựng concept và lựa chọn thông điệp truyền thông

“Concept trong MKT là những ý tưởng chủ đạo và xuyên suốt về mặt nội dung và hình thức của một chiến dịch MKT để hướng tới việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.”
Vậy còn “Idea”? …”tất cả những ý tưởng phất triển cho linh hồn của một concept”

– Cốt lõi concept trong MKT?
Đó chính là tháp nhu cầu Maslow

– Thông điệp truyền thông?
” là thông tin về sản phẩm, dịch vụ hay về thương hiệu mà bạn muốn gửi đến khách hàng thông qua kênh truyền tải ngôn ngữ như hình ảnh, slogan, clip…”

– Các bước viết thông điệp truyền thông:
+ B1: Xác định thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu
+ B2: Xác định sự quan tâm và hành vi của nhóm khách hàng với sản phẩm và dịch vụ của bạn
+ B3: Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề của khách hàng
+ B4: giải pháp cho những người có tình trạng tương tự
+ B5: giải thích những khác biệt của bạn so với đối thủ cạnh tranh

IV/ Chiến lược và chiến thuật sử dụng 

– Chiến lược MKT:

“Là cách kể một câu chuyện ra ngoài. Cần có cách kể chuyện hấp dẫn thì bạn mới tạo ra sự hấp dẫn đối với mọi người.

Bao gồm:
+ Sản phẩm, dịch vụ
+ Đối tượng mục tiêu
+ Thông điệp định vị
+ Mục tiêu truyền thông
+ Chiến lược tiếp cận

– Chiến thuật MKT

“Là cách thức triển khai và thực thi chiến lược của mình. Nó xác định phương án và diễn tả chi tiết các hoạt động bạn sẽ thực hiện ở các mốc thời gian để hoàn thành được các chiến lược cụ thể đã đề ra”

Chiến thuật kinh doanh diễn tả chi tiết các hoạt động cần thực hiện để hoàn thành mục tiêu của chiến lược.

Phần cuối là lựa chon các kênh truyền thông, Ngân sách và một số bản kế hoạch Mkt mẫu sẽ được bạn khám phá thông qua cuốn sách này.

Hi vọng cuốn sách sẽ là nguồn tài liệu để các bạn có đam mê về MKT, sử dụng trong việc lập kế hoạch MKT một cách cơ bản, đầy đủ nhất.

Theo gocreviewsachhay.com

Bài viết liên quan