Tại sao có nhiều người unsubscribe trong danh sách Email Marketing của bạn?

Bạn có biết, trung bình mỗi ngày, có hơn 205 tỷ email được gửi đi. Và 72% người được khảo sát nói rằng, họ thích trao đổi với các doanh nghiệp thông qua email hơn. Vậy lý do tại sao mà rất nhiều khách hàng vẫn thẳng tay unsubscribe để thoát khỏi danh sách nhận email của bạn? Lý do đơn giản là, rất có thể bạn đã quá sốt sắng để gửi những email đi và gây ra những sai lầm khiến các subscriber nhấp vào đường link mà tất cả chúng ta đều không mong muốn – Link unsubscribe.

Những sai lầm cơ bản dưới đây có thể là nguyên nhân khiến mọi người unsubscribe và không muốn nhận thư từ bạn.

  1. Bạn mua danh sách gửi email

Mua data có nghĩa là bạn sẽ gửi thư đến những người không thực sự quan tâm đến những điều mà bạn đang nói đến. Và dĩ nhiên, bỏ theo dõi chính là hành động đầu tiên mà họ sẽ làm. Mặc dù, việc mua các danh sách email có thể là cách dễ dàng và nhanh nhất để mở rộng phạm vi tiếp cận, nhưng vẫn có nhiều cách hay hơn để phát triển danh sách email của bạn. Hãy cố gắng cập nhật nhiều nội dung hữu ích hoặc có tính giáo dục lên website của bạn thu hút lượt subscribe. Theo CMI, có khoảng 60-70% nội dung sản xuất bởi các Công ty B2B đều không có giá trị sử dụng. Tuy nhiên, có rất nhiều công cụ như Brightinfo có thể giúp bạn sản xuất ra những nội dung phù hợp dựa trên phân tích hành động của những người truy cập. Công cụ này cũng rất hữu hiệu giúp tạo ra các mẫu thư, blog, thư tín, blog, sự kiện hàng tháng,… để người xem có thể truy cập được dễ dàng.

  1. Bạn là một kẻ bám đuôi dai dẳng (stage-five clinger)

Gửi email sai thời điểm và với tần suất quá đều đặn là cách dễ dàng để khiến ai đó mệt mỏi vì thấy tên bạn hiện lên hòm thư của họ quá nhiều. Vậy bạn nên gửi email vào lúc nào, với tần suất như thế nào? Việc này tùy thuộc rất nhiều và cách thức bạn làm và cả nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, bạn đừng quên gửi các nội dung hữu ích, phù hợp để gia tăng tỷ lệ opend cho chiến dịch Email Marketing của bạn.

  1. Gọi sai tên những người theo dõi bạn

Gọi ai đó với cái tên không đúng sẽ càng khiến họ có lý do để nhấn nút bỏ theo dõi. Mặc dù merge tags là cách tuyệt vời để cá nhân hoá email của bạn, điều này vẫn không bảo đảm 100% việc gọi tên đúng mọi lúc. Nếu bạn đang dùng merge tag để cá nhân hoá email, hãy chắc chắn rằng merge tag của bạn đang sử dụng đúng dữ liệu. Bạn cũng nên lập kế hoạch khi dữ liệu không tồn tại. Ví dụ, nếu không có tên trên merge field, hãy điền từ “bạn”, khi đó nội dung email sẽ xuất hiện với lời chào “Chào bạn” chứ không phải một tên cụ thể.

  1. Bạn đang bỏ qua cảm xúc của họ

Một trong những con đường để làm mất đi bất cứ khách hàng nào kể cả các khách hàng tiềm năng đó là bỏ qua những hành động như sự tương tác, bình luận, phản hồi của họ. Cách mà những người đăng kí tương tác với mỗi email sẽ cung cấp rất nhiều dữ liệu phong phú để những người làm marketing có thể sử dụng cho các chiến dịch cá nhân hoá tốt hơn và kết nối với người đọc. Trên thực tế, những email được cá nhân hoá cải thiện tỷ lệ nhấp chuột (CTR) lên đến 14% và tỷ lệ chuyển đổi lên tới 10%.

  1. Email của bạn đã đủ đẹp?

Khi email của bạn không được ưa nhìn, những người theo dõi bạn sẽ không muốn đọc tiếp. Đôi khi bạn cố gắng trau chuốt và phân bố nội dung cũng như hình ảnh bắt mắt, nhưng chậm lại để kiểm tra thêm email hiển thị trên các trình duyệt khác nữa.Trên máy tính thế nào? Trên điện thoại di động thì sao? Hãy dành thời gian kiểm tra email của bạn trên mọi nền tảng! Có rất nhiều công cụ có thể giúp bạn sáng tạo hoặc kiểm tra một chiến dịch Email Marketing đã được thiết kế, vậy nên hãy tận dụng chúng. Tham khảo tại: marketing automation tools

  1. Bạn sử dụng lời tựa đề cường điệu hoá để thu hút sự chú ý

Một nghiên cứu từ Return Path trên hơn 9 triệu email chỉ ra rằng những email với chủ đề câu kéo người dùng sẽ hạ thấp tỷ lệ đọc so với những email với nội dung thông thường và không sử dụng những từ ngữ mang tính dụ dỗ, lôi kéo.

Dưới đây là danh sách những câu mang tính chất lôi kéo bạn nên tránh:

1, Tống khứ… (Get rid of)

2, Bí mật của… (Secret of)

3, Sốc vì… (Shocking)

4, Những điều bạn cần biết… (What you need to know)

5, Bạn sẽ không thể tin được.. (won’t believe)

  1. Không có kế hoạch sau lần gửi mail đầu tiên

Bạn gửi một email bản tin (blast), ok. Nhưng sau đó sẽ là gì? Nếu sau đó bạn không làm gì, thì đảm bảo bạn sẽ có ít người theo dõi hơn. Do vậy, hãy lên kế hoạch cụ thể cho chiến dịch email của bạn. Trong đó, nội dung email là một phần vô cùng quan trọng, lập một bản đồ chiến lược nội dung cho các chiến dịch tiếp thị qua email trở nên cực kì cần thiết để đóng góp vào thành công chung cho doanh nghiệp của bạn.

  1. Chấp nhận một kết thúc với unsubscribe

Nếu một người theo dõi không muốn nhận email nữa, hãy để họ làm vậy. Dù bạn muốn mất lượt theo dõi hay không, đôi khi nó vẫn phải xảy ra. Bạn không nên tốn thời gian với những người không muốn những gì mà bạn đáp ứng họ. Bạn nên cung cấp lựa chọn “huỷ đăng kí” cho email của mình, đó là cách đơn giản để giữ chân những khách hàng tiềm năng, đồng thời cũng là cách tốt nhất để hạn chế việc khách hàng đánh dấu email của bạn là Spam. Và bạn cũng cần chắc chắn rằng quá trình này sẽ đơn giản nhất có thể.

Email marketing là công cụ có tầm ảnh hưởng nhất khi bạn gửi những thông điệp phù hợp, hữu ích tới những người đã nhận diện được thương hiệu và yêu cầu nhận được thông tin từ bạn. Là những Marketer, chúng ta đều biết rằng kỹ thuật công nghệ, những ứng dụng tốt nhất và mọi thứ trong thế giới marketing đang ngày càng thay đổi với tốc độ chóng mặt. Một trong những điều bạn cần làm để thực hiện các chiến dịch Email Marketing liên quan và giữ số lượng người đăng kí ở mức cao đó là thường xuyên tự mình học hỏi. Hãy tìm hiểu các bài viết trên blog và những nguồn tài nguyên xung quanh lĩnh vực email marketing, tham gia những cộng đồng chia sẻ kiến thức dành cho Marketers. Luôn theo dõi những email được gửi đến trong hòm thư của bạn và  ghi chú lại những điều bạn thích và không thích ở chúng cũng là cách để bạn cải thiện nội dung cho chiến dịch Email Marketing của mình.

Nguồn: Marketinginsidergroup.com

Biên dịch: MediaZ Book team

Bài viết liên quan