Phân tích đối thủ cạnh tranh và những điều bạn cần ghi nhớ

Phân tích đối thủ là một phần quan trọng trong kế hoạch marketing của bất cứ doanh nghiệp nào. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” – câu nói này chưa bao giờ sai dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Tại sao cần phải phân tích đối thủ?

Luôn nghĩ về sự khác biệt và phân tích đối thủ giúp bạn tạo nên được sự khác biệt của riêng mình bằng cách làm những cái đối thủ chưa làm, hoàn thành những cái họ chưa hoàn thành tốt, nhắc đến cái họ chưa nhắc đến. Định vị sản phẩm của bạn bằng cách so sánh với đối thủ cạnh tranh bạn sẽ biết được bạn đang ở đâu, đánh giá được vị trí thương hiệu của mình, từ đó đưa ra được chiến lược phát triển riêng, đúng định hướng mà bạn mong muốn.

Sẽ không có gì là quá khi nói rằng đối thủ vừa là người cạnh tranh với ta nhưng bên cạnh đó cũng chính là người thầy rất đáng để chúng ta học hỏi. Việc theo dõi đối thủ xem họ làm gì, làm như thế nào, họ làm tốt cái gì, chưa tốt cái gì, họ có sản phẩm gì mới… là cách để bạn bắt đầu tư duy cải tiến sản phẩm của mình, tìm ra những ý tưởng mới để triển khai.

Một ví dụ nhỏ, để viết được những mẫu content tốt không phải là điều đơn giản, đặc biệt là với các doanh nghiệp mới. Thông thường, các agency quảng cáo hay các doanh nghiệp khi làm quảng cáo sẽ phải sử dụng A/B testing để xác định đâu là mẫu nội dung hiệu quả nhất. Tức là họ sẽ dùng nhiều mẫu quảng cáo và cùng so sánh trong một môi trường/ tình huống được xác định và qua đó đánh giá xem cái nào hiệu quả hơn. Nội dung ở đây có thể là mọi thứ từ một hình banner, trang web, mẫu quảng cáo cho tới email và hiệu quả được xác định theo mục tiêu đề ra của người thực hiện test (tương tác, chuyển đổi hay lead…). Tuy nhiên để làm được điều này sẽ cần kha khá nguồn lực (nhân sự, tiền bạc, thời gian), và các doanh nghiệp nhỏ và mới thường chưa đáp ứng được. Tuy nhiên cũng có một mẹo nhỏ là bạn có thể học từ các đối thủ. Có những doanh nghiệp quanh năm suốt tháng chỉ chạy đúng duy nhất 1 mẫu quảng cáo. Không phải vì họ không nghĩ ra được mẫu nào khác, mà là đó chính là mẫu hiệu quả. Quan sát cách họ lựa chọn nội dung, sắp xếp thứ tự và phong cách trình bày, sử dụng hình ảnh, màu sắc… để học hỏi theo là điều bạn nên làm lúc này. Nói vậy không có nghĩa là bạn bắt chước hoàn toàn nhé, đó là điều không nên chút nào.

 

Phân tích đối thủ cạnh tranh như thế nào?

Điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm khi phân tích đối thủ cạnh tranh là xác định đối thủ cạnh tranh của bạn và xem họ là ai, họ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, hay là đối thủ tiềm năng.

Mẫu bảng biểu phân tích đối thủ cạnh tranh

 

Nội dung nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh sẽ bao gồm những thông tin: Tên đối thủ, sản phẩm, nguồn nhân lực, các thông tin liên quan đến brand (slogan, tagline, positioning, tính cách thương hiệu, hình mẫu thương hiệu, màu sắc thương hiệu – Sản phẩm), giá, kênh phân phối, các chiến lược truyền thông…

Tìm thông tin về đối thủ của bạn ở đâu?

Ngày nay, khi công nghệ với mạng Internet phổ biến đến mọi nhà, với công cụ Google, chúng ta có thể dễ dàng tìm ra những website của đối thủ dựa trên những từ khóa liên quan đến lĩnh vực mình hoạt động. Thử truy cập website của họ, quan sát và đo lường kỹ lưỡng hơn để xác định những thông tin mà bạn cần nhắm tới.

Đồng thời đừng quên dạo một vòng trên các mạng xã hội như: Facebook, Youtube, Instagram, Zalo,…Chúng ta sẽ tìm ra những đối thủ đáng gờm. Những chỉ số như lượng fan, nội dung, tương tác của người dùng,… tuy không phản ánh tất cả nhưng cũng có thể nói lên nhiều điều.

Có một cách khác tuy sẽ mất công sức hơn nhưng cũng rất hiệu quả, đó là tìm hiểu qua khách hàng của bạn. Hãy thử đặt câu hỏi để tìm ra những đơn vị tương tự bạn mà họ cũng quan tâm.

Các cụ nhà ta đã có câu “trăm nghe không bằng một thấy”, và cách để đánh giá chính xác nhất về đối thủ của bạn là hãy trở thành khách hàng của họ, quan sát cách họ thu hút bạn, chăm sóc bạn ra sao, trải nghiệm sản phẩm của họ để cảm nhận… Và từ đó có thể học hỏi và ứng dụng tương tự hoặc tốt hơn họ…

Phân tích đối thủ là một phần việc quan trọng, nhưng bên cạnh đó, bạn cũng cần phân tích bản thân để xác định mình là ai, mình đang ở đâu trên bản đồ ngành, xây dựng chiến lược marketing riêng phù hợp như thế nào… Tất cả những kiến thức đó bạn có thể tìm hiểu dần qua quá trình từ thực tiễn, hoặc cũng có thể học bằng một cách đơn giản hơn – từ sách. Trong cuốn sách Marketing Plan của MZ Book có đầy đủ những thứ mà bạn cần để tạo được Bản phác thảo kế hoạch marketing cho riêng mình.

Xem thêm thông tin về cuốn sách Marketing Plan tại đây.

Bài viết liên quan