5 BƯỚC THIẾT KẾ ẤN PHẨM TRUYỀN THÔNG DÀNH CHO CONTENT CREATOR

5 BƯỚC THIẾT KẾ ẤN PHẨM TRUYỀN THÔNG DÀNH CHO CONTENT CREATOR

Bạn đang làm content nhưng bạn vẫn phải phối hợp làm việc với bộ phận designer? Bạn không biết làm thế nào để designer làm theo đúng ý tưởng của mình? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc của designer và cách thức để giao tiếp với các designer một cách hiệu quả nhất.

1. Chắt lọc thông tin

Chẳng một ai muốn đọc một cái ảnh quá nhiều chữ, cũng chẳng designer nào muốn thiết kế ấn phẩm toàn chữ cả. Mắt cần khoảng thở để tiếp nhận hình ảnh, thông tin. Đó là lý do bạn luôn phải chắt lọc thông tin, đưa ra những thông tin quan trọng và ấn tượng nhất vào ấn phẩm. Designer sẽ không biết chính xác đâu là thông tin thực sự quan trọng nên bạn hãy chọn luôn.

Ví dụ cụ thể như này: sếp đưa bạn một bản thông tin về chương trình promotion sắp tới để thiết kế bài post trên fanpage Facebook của công ty về chương trình. Đây là thực tế diễn ra.

Những gì sếp đưa – Những gì bạn cần thấy

Nên chọn những thông tin súc tích, có thể biến thành những cụm từ ngắn gọn, như này:

  • Grand Opening
  • 365 Thái Hà
  • SALE OFF -50%
  • 8am-9am 22/04/2017
  • Tên thương hiệu & logo

2. Phân tầng thông tin

Tất cả thông tin ở bước một sẽ được đưa vào trong ấn phẩm. Nhưng đâu là thông tin nổi bật nhất? Điều này phụ thuộc vào mục đích của bạn: thông tin nào quan trọng thì to nhất, thông tin kém quan trọng thì bé hơn. Ví dụ, bạn có thể “báo hiệu” cho designer như này:

  • Grand Opening (to nhất)
  • 365 Thái Hà
  • SALE OFF -50% (to nhì)
  • 8am-9am 22/04/2017
  • Tên thương hiệu & logo

Và đây là thành quả của designer.

Thành quả của designer

3. Lên phong cách thiết kế

Một thương hiệu cần có sự đồng bộ của yếu tố nhận diện trong các ấn phẩm thiết kế. Đồng bộ ở đây nghĩa là đồng bộ về font chữ màu sắc, hoạ tiết nhận dạng (vuông, tròn, tổ ong, tam giác, hoa văn,…) và kỹ thuật xử lý ảnh.

Nếu bạn đã có brand guideline – bộ nhận diện thương hiệu, hãy yêu cầu thiết kế làm theo cách đó. Tuy nhiên, nếu chưa có, hãy nghiên cứu, bàn bạc với designer và sếp để xây dựng ngay lập tức.

Nguồn: Brand Guideline của MediaZ Agency

Chưa xong, bạn cần lựa chọn hình ảnh phù hợp cho ấn phẩm nữa. Nếu cần ấn phẩm đơn giản, bạn có thể để designer linh động lựa chọn. Tuy nhiên, nếu cần ấn phẩm quan trọng và trau chuốt, hãy làm việc với designer để chọn được hình ảnh phù hợp. Bạn chọn những hình ảnh phù hợp với thông điệp, còn designer cân nhắc các yếu tố kỹ thuật và đảm bảo mức độ nhận diện thương hiệu.

4. Hoàn thiện yêu cầu thiết kế

Thay vì giao vài ấn phẩm lẻ tẻ, bạn hãy giao cho designer một file yêu cầu thiết kế với nhiều bộ ấn phẩm để tiết kiệm công sức, thời gian cho cả hai bên.

Mẫu brief thiết kế

Đây là file yêu cầu thiết kế bài đăng hàng ngày cho facebook page. Nếu bạn yêu cầu thiết kế ấn phẩm khác, đừng quên tuỳ biến các trường thông tin sao cho phù hợp. Làm xong file thì đừng quên gửi cho designer và… chờ kết quả.

5. Kiểm tra lại ấn phẩm thiết kế

Sau khi designer “trả hàng”, nhớ kiểm tra và đánh giá tổng thể lại ấn phẩm thiết kế:

– Ấn phẩm đã đúng bố cục chính – phụ chưa? Có bị phân tách hoặc rời rạc thông tin không?

– Nhận diện thương hiệu đã được đảm bảo chưa?

– Có lỗi chính tả, phân tách thông tin không?

– Đúng kích thước và giới hạn diện tích chữ chưa?

Nếu đã đảm bảo hết các yếu tố trên, nghĩa là bạn đã có một ấn phẩm tuyệt vời.

Bạn có thể thiết kế mà không dùng photoshop không? Tất nhiên là có! Không thiếu công cụ online, có sẵn template như Canva, DesignBold, BeFunky, Buffer Pablo, Visage,… Với hàng nghìn template độc đáo, đôi lúc, bạn có thể tự “quẩy” luôn các ấn phẩm đơn giản. Tuy nhiên, hãy lưu ý vấn đề font chữ vì không phải công cụ nào cũng hỗ trợ tiếng Việt đâu!

Chúc bạn sáng tạo ra những ấn phẩm truyền thông tuyệt vời cùng với đồng đội của mình!

 

MUA SÁCH VỀ : Storytelling With Data – Kể Chuyện Thông Qua Dữ Liệu: Cuốn Cẩm Nang Hướng Dẫn Trực Quan Hóa Dữ Liệu

Bài viết liên quan